TU ĂN GIAN ẮT GẶP THẦY SƯ DỎM
Từ xa xưa, do thiếu hiểu biết về kiến thức khoa học nên con người giải thích các hiện tượng của thiên nhiên là do thần thánh. Khi gặp điều không lý giải được thì thường đổ tại thế lực siêu nhiên nào đó.
Các tôn giáo ra đời, một phần để giải thích các hiện tượng trong cuộc sống theo hướng này, một phần là để thông qua đó truyền bá tư tưởng, nâng đỡ phần hồn con người hướng tới những điều tốt đẹp.
Việt Nam mình là mảnh đất màu mỡ cho các tôn giáo phát triển,trong đó có ba đạo chính: Khổng giáo (thờ ông bà,) Phật giáo, Công giáo.
Nhà thờ, chùa chiền, đình đền miếu mạo ngày trước được xây cất tôn nghiêm, thường nằm trên mảnh đất tốt và đẹp nhất của làng. Có không gian yên tĩnh, là nơi để con người đến thành tâm nghe giảng đạo và suy ngẫm về đạo và cách sống sao cho hướng thiện.
Cách mạng về, theo chủ thuyết duy vật không duy tâm, coi tôn giáo là "thuốc phiện." Bước đầu, những người làm cách mạng đạt được một số thành công nhất định do nắm bắt được và lợi dụng được tâm lý đám đông đố kỵ, ăn xổi ở thì. Cách mạng xóa sạch đốt sạch chùa chiền đền miếu trong tâm lý của kẻ chiến thắng và ngông cuồng đặt bản thân lên trên tất cả tôn giáo và kể cả thiên nhiên. Đọc lại các phát biểu, thơ văn cổ động thời đó ta thấy nó thể hiện rất rõ tâm lý này. "Thay trời làm mưa." "Nghiêng đồng đổ nước ra sông.."
Người Việt sau công cuộc phá sạch đốt sạch và bứt đứt luôn sợi dây ràng buộc, tình nghĩa xóm làng sau cuộc cải cách ruộng đất thì không còn các giá trị văn hoá, tinh thần, chỉ còn lại ngông muội và ngạo mạn điên cuồng tự tôn.
Nhưng, thời gian chứng minh những thành tựu mà cách mạng đạt được chỉ là thứ cướp đoạt, thủ đoạn, vô lễ mà có. Ngày càng nhiều nước từ bỏ chủ nghĩa cộng sản. Tư tưởng lung lay. Con người làm mãi vẫn chẳng thể "làm theo năng lực hưởng theo nhu cầu," bỏ bao sức người vẫn chẳng thể "biến sỏi đá thành cơm" nên nhận ra sai lầm và lại quay về với tâm linh mong cầu cứu giúp thay vì thay đổi xã hội, thể chế, tư tưởng.
Tôi nhớ, ngày trước mấy chị mấy bà đi chùa là để lễ Phật, còn muốn xem bói toán cầu vong thì đi tìm đến nhà các thầy bà hành nghề bói toán lén lút. Chẳng ông sư bà vãi nào xem bói xem số cho người. Cái sự bói toán mong biết quá khứ, tương lai, cầu ban cho thứ này thứ nọ trong cuộc sống là bởi vì người Việt không có nền tảng về triết học. Chẳng biết bản chất của vấn đề của bản thân là gì nên hoang mang. Họ tìm đến thầy bói để mong cầu được giải thích và tìm chút hi vọng, niềm tin hầu vượt qua những khó khăn trong cuộc sống.
Chùa chiền miếu mạo, điện, nhà thờ lại được dựng lên với tư duy ganh nhau to bự nhất. Mọi thứ biến tướng. Chùa không còn vẻ tôn nghiêm. Sư không còn hiền lành, khắc khổ. Dân theo các tôn giáo không còn hiểu rõ về đạo.
Cái thời phá chùa, người người ghi vào lý lịch mục tôn giáo: không. Sau này, nhiều người ghi: Đạo Phật. Nhưng thực chất họ chẳng phải là Phật tử. Họ chỉ thờ ông bà theo truyền thống chứ cũng không biết đó là đạo Khổng. Mua thỉnh cái trang thờ, đặt cái ảnh tượng Phật và bát nhang, cúng rằm mùng một, ăn chay..chỉ là bắt chước làm theo chứ có biết đạo là gì. Rồi họ gọi là "tu tại gia." Thỉnh thoảng đi chùa thì xin ban đủ thứ. Rất ma mãnh ăn gian.
Các hình thức mê tín dị đoan đi vào nơi tâm linh một cách nhanh chóng để đáp ứng chính nhu cầu của đám đông cần giải thích, cần an ủi phần hồn và cả phần xác. Bói toán, dâng sao giải hạn, gọi vong,...được thực hiện một cách ầm ĩ, khắp nơi.
Chùa Ba Vàng chỉ là một trong rất nhiều nơi như vậy. Chửi chúng lừa đảo thì cũng nên nhìn lại quá khứ một chút để tìm hiểu xem nguồn gốc hiện tượng từ đâu.
Các bạn nghĩ do đâu?
Tg: Nga Thi Bich Nguyen
Từ xa xưa, do thiếu hiểu biết về kiến thức khoa học nên con người giải thích các hiện tượng của thiên nhiên là do thần thánh. Khi gặp điều không lý giải được thì thường đổ tại thế lực siêu nhiên nào đó.
Các tôn giáo ra đời, một phần để giải thích các hiện tượng trong cuộc sống theo hướng này, một phần là để thông qua đó truyền bá tư tưởng, nâng đỡ phần hồn con người hướng tới những điều tốt đẹp.
Việt Nam mình là mảnh đất màu mỡ cho các tôn giáo phát triển,trong đó có ba đạo chính: Khổng giáo (thờ ông bà,) Phật giáo, Công giáo.
Nhà thờ, chùa chiền, đình đền miếu mạo ngày trước được xây cất tôn nghiêm, thường nằm trên mảnh đất tốt và đẹp nhất của làng. Có không gian yên tĩnh, là nơi để con người đến thành tâm nghe giảng đạo và suy ngẫm về đạo và cách sống sao cho hướng thiện.
Cách mạng về, theo chủ thuyết duy vật không duy tâm, coi tôn giáo là "thuốc phiện." Bước đầu, những người làm cách mạng đạt được một số thành công nhất định do nắm bắt được và lợi dụng được tâm lý đám đông đố kỵ, ăn xổi ở thì. Cách mạng xóa sạch đốt sạch chùa chiền đền miếu trong tâm lý của kẻ chiến thắng và ngông cuồng đặt bản thân lên trên tất cả tôn giáo và kể cả thiên nhiên. Đọc lại các phát biểu, thơ văn cổ động thời đó ta thấy nó thể hiện rất rõ tâm lý này. "Thay trời làm mưa." "Nghiêng đồng đổ nước ra sông.."
Người Việt sau công cuộc phá sạch đốt sạch và bứt đứt luôn sợi dây ràng buộc, tình nghĩa xóm làng sau cuộc cải cách ruộng đất thì không còn các giá trị văn hoá, tinh thần, chỉ còn lại ngông muội và ngạo mạn điên cuồng tự tôn.
Nhưng, thời gian chứng minh những thành tựu mà cách mạng đạt được chỉ là thứ cướp đoạt, thủ đoạn, vô lễ mà có. Ngày càng nhiều nước từ bỏ chủ nghĩa cộng sản. Tư tưởng lung lay. Con người làm mãi vẫn chẳng thể "làm theo năng lực hưởng theo nhu cầu," bỏ bao sức người vẫn chẳng thể "biến sỏi đá thành cơm" nên nhận ra sai lầm và lại quay về với tâm linh mong cầu cứu giúp thay vì thay đổi xã hội, thể chế, tư tưởng.
Tôi nhớ, ngày trước mấy chị mấy bà đi chùa là để lễ Phật, còn muốn xem bói toán cầu vong thì đi tìm đến nhà các thầy bà hành nghề bói toán lén lút. Chẳng ông sư bà vãi nào xem bói xem số cho người. Cái sự bói toán mong biết quá khứ, tương lai, cầu ban cho thứ này thứ nọ trong cuộc sống là bởi vì người Việt không có nền tảng về triết học. Chẳng biết bản chất của vấn đề của bản thân là gì nên hoang mang. Họ tìm đến thầy bói để mong cầu được giải thích và tìm chút hi vọng, niềm tin hầu vượt qua những khó khăn trong cuộc sống.
Chùa chiền miếu mạo, điện, nhà thờ lại được dựng lên với tư duy ganh nhau to bự nhất. Mọi thứ biến tướng. Chùa không còn vẻ tôn nghiêm. Sư không còn hiền lành, khắc khổ. Dân theo các tôn giáo không còn hiểu rõ về đạo.
Cái thời phá chùa, người người ghi vào lý lịch mục tôn giáo: không. Sau này, nhiều người ghi: Đạo Phật. Nhưng thực chất họ chẳng phải là Phật tử. Họ chỉ thờ ông bà theo truyền thống chứ cũng không biết đó là đạo Khổng. Mua thỉnh cái trang thờ, đặt cái ảnh tượng Phật và bát nhang, cúng rằm mùng một, ăn chay..chỉ là bắt chước làm theo chứ có biết đạo là gì. Rồi họ gọi là "tu tại gia." Thỉnh thoảng đi chùa thì xin ban đủ thứ. Rất ma mãnh ăn gian.
Các hình thức mê tín dị đoan đi vào nơi tâm linh một cách nhanh chóng để đáp ứng chính nhu cầu của đám đông cần giải thích, cần an ủi phần hồn và cả phần xác. Bói toán, dâng sao giải hạn, gọi vong,...được thực hiện một cách ầm ĩ, khắp nơi.
Chùa Ba Vàng chỉ là một trong rất nhiều nơi như vậy. Chửi chúng lừa đảo thì cũng nên nhìn lại quá khứ một chút để tìm hiểu xem nguồn gốc hiện tượng từ đâu.
Các bạn nghĩ do đâu?
Tg: Nga Thi Bich Nguyen
0 Nhận xét