LÀM SAO ĐỂ BÁN THÁP EIFFEL - 3 câu chuyện lừa đảo vĩ đại
Sự trừng phạt của pháp luật là nỗi sợ của những kẻ tội phạm. Nhưng đôi khi có những tên tội phạm tinh tế đến mức pháp luật cũng “bó tay”: đứa thì bán tháp Eiffel thành sắt vụn, đứa thì bị truy nã ở 26 quốc gia mà vẫn đóng phim của Spielberg, kẻ thì lại không ham tiền đến mức được Bộ quốc phòng tha thứ...
TOP 3 những "thiên tài lừa đảo" xưa nay:
3) Victor Lustig: tay lừa đảo đã bán được tháp Eiffel 2 lần
Victor nghĩa là "chién thắng" Lustig nghĩa là "vui vẻ"... |
"Nếu lừa đảo nhỏ sẽ bị vào tù, lừa đảo lớn thì sẽ đi vào lịch sử". Câu nói này của Aron Vigushin được chứng minh qua hàng loạt vụ lừa đảo vĩ đại nhất trong lịch sử nhân loại.
Victor Lustig đến từ Cộng hòa Séc, đã bán biểu tượng Paris – tháp Eiffel cho một thương gia. Sinh ra trong gia đình khá giả, Lustig đã được học hành tử tế, biết 5 ngôn ngữ Châu Âu và biết cách ứng xử, và tất cả khả năng ông sử dụng vào những ý tưởng lừa đảo của mình. Vụ lừa đảo đầu tiên đã mang lại cho ông $30 000, vào năm 1910 khi ông mới 20 tuổi. Lustig giới thiệu cho “khách hàng tiềm năng” cỗ máy in tiền tự chế, và giải thích là nhược điểm duy nhất của nó là hiệu suất thấp – 1 tờ 100 đô trong 6 tiếng. Trước mặt khách ông đặt tờ giấy trắng vào máy và sau đó máy đã “in” ra 1 tờ 100 đô không khác gì tiền thật. Ngay lập tức ông nhận $30 000 cho cỗ máy kì diệu, và khách cầm máy về. Tên lừa đảo ngay sau đó dọn đồ và chuyển đi chỗ khác vì biết là lần tiếp theo máy sẽ chẳng in được gì, vì máy không hoạt động, còn tờ 100 đô in được cho khách là tiền thật.
Victor Lustig đến từ Cộng hòa Séc, đã bán biểu tượng Paris – tháp Eiffel cho một thương gia. Sinh ra trong gia đình khá giả, Lustig đã được học hành tử tế, biết 5 ngôn ngữ Châu Âu và biết cách ứng xử, và tất cả khả năng ông sử dụng vào những ý tưởng lừa đảo của mình. Vụ lừa đảo đầu tiên đã mang lại cho ông $30 000, vào năm 1910 khi ông mới 20 tuổi. Lustig giới thiệu cho “khách hàng tiềm năng” cỗ máy in tiền tự chế, và giải thích là nhược điểm duy nhất của nó là hiệu suất thấp – 1 tờ 100 đô trong 6 tiếng. Trước mặt khách ông đặt tờ giấy trắng vào máy và sau đó máy đã “in” ra 1 tờ 100 đô không khác gì tiền thật. Ngay lập tức ông nhận $30 000 cho cỗ máy kì diệu, và khách cầm máy về. Tên lừa đảo ngay sau đó dọn đồ và chuyển đi chỗ khác vì biết là lần tiếp theo máy sẽ chẳng in được gì, vì máy không hoạt động, còn tờ 100 đô in được cho khách là tiền thật.
Sau đó Lustig tiếp tục “sự nghiệp” bằng nghề bài bạc và bán vé số giả trên các chuyến tàu xuyên đại dương, đến năm 1920 ông định cư hẳn ở Mỹ. Ở đây, nhờ những kĩ năng giao tiếp, ứng xử, hiểu tâm lý con người và khả năng thuyết phục, Lustig đã lừa được một số ngân hàng và cá nhân với số tiền hàng chục nghìn đô.
Đầu năm 1925 Lustig tới Paris. Vô tình ông đọc được bài báo là tháp Eifel nổi tiếng được xây năm 1889 đang cần được tu sửa. Khi đó ông bắt đầu có ý tưởng về vụ lừa đảo lớn nhất và rất táo bạo thời đó và ông bắt tay vào thực hiện.
Ông thuê phòng ở khách sạn đắt nhất Paris «Crillone», làm giấy tờ tùy thân giả của quan chức cấp cao của Bộ Thông tin và Truyền thông (lúc đó tháp Eiffel thuộc quản lý của Bộ này) và gửi thư mời đến "Crillone" cho 5 tay buôn sắt vụn lớn nhất Paris. Ông kể cho họ câu chuyện là tháp Eifel đã xuống cấp và nguy hiểm cho người dân, vì vậy chính quyền quyết định phá nó đi. Nhưng vì việc đó có thể gây hoang mang dư luận nên ông được ủy quyền tổ chức cuộc đấu thầu kín để được tháo gỡ tháp ra.
Trong cuộc “đấu thầu” người chiến thắng là Andre Puasson, ông đã trở thành chủ của 7000 tấn sắt. Puasson đã viết tấm séc trị giá 250 nghìn frank cho Lustig, và nhận được giấy tờ giả về sở hữu tháp. Tay lừa đảo ngay lập tức rút tiền và trốn sang Viena, còn Puasson phát hiện mình bị lừa, nhưng vì sợ trở thành trò cười cho thiên hạ nên đã không báo cảnh sát. Sau một thời gian Lustig lại trở về Paris để bán tháp Eifel lần nữa. Nhưng lần này khách hàng đã cẩn trọng hơn nên hứa là sẽ suy nghĩ và đã báo cảnh sát. Lustig bị bắt, nhưng chứng cứ không đủ để kết tội y lừa đảo nên sau vài ngày hắn được thả. Được biết là trong hơn 50 lần hắn bị bắt ở các nước Châu Âu và Mỹ lần nào hắn cũng thoát được tội: đa số nạn nhân không dám báo cảnh sát vì không muốn trở thành trò cười cho thiên hạ và ảnh hưởng đến việc làm ăn của bản thân.
Lustig trở về Mỹ và chuyển sang nghề in và tiêu thụ tiền giả. Hắn dụ Capone đầu tư 50.000 USD vào một dự án lừa đảo. Lustig để tiền nằm đó chừng 2 tháng, rồi quay lại nói với Capone rằng kế hoạch làm ăn thất bại. Khi Capone sắp nổi điên, Lustig mang trả lại ông trùm đủ 50.000 USD. Capone quá ấn tượng với phong cách làm ăn “sòng phẳng” của Lustig và thưởng cho hắn 1.000 USD.
Cuối cùng hắn cũng thất bại. Năm 1934 y bị bắt. Hắn ta bị kết án 15 năm tù, sau đó cộng thêm 5 năm vì vượt ngục. Ông ngồi ở nhà tù Alkatras ở California. Tháng 3 năm 1947 y qua đời vì viêm phổi. Năm 1961 tác giả Floyd Miller đã ra mắt cuốn sách "Người đã bán được tháp Eifel" (Floyd Miller, The Man Who Sold the Eiffel Tower). Ngoài ra nhiều vụ lừa đảo của hắn đã được đưa vào điện ảnh.
Người Việt Nam có thành ngữ “bán cầu Long Biên” không biết có xuất phát từ câu chuyện của Lustig không nữa…?!
2) Frank Abagnale Jr: tên lừa đảo đã đóng phim của Spielberg và thấy trước thời đại lừa đảo qua mạng
Số phận của Frank Abagnale Jr (sinh năm 1948), một tay lừa đảo nổi tiếng khác, may mắn hơn nhiều, hiện nay ông ta là chuyên gia về an ninh tài liệu nổi tiếng. Khả năng lừa đảo bắt đầu xuất hiện lúc ông mới 16 tuổi: ông phát hiện mình có tài năng làm giả các tấm séc, trong vòng 5 năm ông rút tiền mặt ở Mỹ và các nước khác với tổng số tiền $2,5 triệu tại 26 quốc gia ông đến và giả danh phi công của hãng bay Pan American Frank William. Với bằng giả Abagnale đã bay miễn phí hơn 1 000 000 dặm, các hóa đơn khách sạn, taxi, ăn uống và mọi chi tiêu cũng được gửi về hãng bay.
Sau khi ông suýt bị bắt ở sân bay New Orlean khi cảnh sát tiềm kiếm phi công giả mạo, thì bác sĩ nhi khoa Frank Conners xuất hiện. Khác với "phi công William" chưa bao giờ lái máy bay, thì “bác sĩ” thực tế đã làm ở khoa nhi của một bệnh viện ở bang Georgia. Một chiếc mặt nạ khác của Abagnale là nhân viên văn phòng công tố viên bang Luisiana. Ông được nhận việc đó sau khi vượt qua kì thi chuyên môn. Đặc biệt là ông không hề có bằng cấp ngành y hay luật và tấm bằng đại học Harvard là giả.
FBI mở ra cuộc tìm kiếm tay lừa đảo vô danh. Năm 1969 tiếp viên hàng không Air France nhận ra một hành khách là "Frank William". 12 quốc gia yêu cầu dẫn độ Abagnale, ông đã lần lượt ngồi tù ở Pháp và Thụy Điển, tiếp theo là đến lượt Ý, nhưng Mỹ và Thụy Điển đã thỏa thuận đưa ông về quê hương.
Tòa án tối cao bang Virginia năm 1971 kết án 12 năm tù cho ông. Nhưng FBI đã quyết định sử dụng kinh nghiệm của ông để chống lại gian lận trong giấy tờ, tài liệu để phát hiện giấy tờ giả đang được sử dụng và đề nghị Abagnale hợp tác. Nhờ đó ông được thả sau khi ngồi tù 1/3 thời gian.
Hiện nay Abagnale sở hữu công ty tư vấn chống gian lận tài chính “Abagnale và đối tác”. Theo website của công ty, có hơn 14 000 công ty trên khắp thế giới sử dụng dịch vụ của ông. Ngoài ra ông vẫn hợp tác với FBI, giảng dạy tại các trường đào tạo. Nhờ làm ăn hợp pháp hiện nay ông chính thức là triệu phú.
Quá khứ phạm tội của ông lọt vào mắt của đạo diễn nổi tiếng Steven Spielberg, và đã có bộ phim "Сatch me if you can" ra đời với Leonardo di Caprio thủ vai chính. Cốt truyện là tiểu sử của Abagnale, và bản thân ông đóng vai phụ là cảnh sát đã bắt tên tội phạm. Ngoài ra Abagnale đã ra mắt các cuốn sách "Nghệ thuật ăn trộm" (The Art of the Steal, 2001), "Hướng dẫn phát hiện bị trộm" (Real U Guide to Identify Theft) và "Trộm cuộc sống của bạn" (Stealing Your Life, 2007). Trong 1 cuốn sách ông đã thấy trước là sắp đến “thời đại lừa đảo qua internet". Các cuốn sách mang lại cho ông $20 triệu và sự nổi tiếng.
Những cú lừa của Frank còn nhiều lắm, kể không thể hết được, tuy vậy ông này vẫn chỉ đứng hàng thứ 2.
Những cú lừa của Frank còn nhiều lắm, kể không thể hết được, tuy vậy ông này vẫn chỉ đứng hàng thứ 2.
1) Ferdinand Demara: kẻ lừa đảo mà pháp luật không thể gọi là lừa đảo
Thời chiến tranh ở Hàn Quốc năm 1950-1953 có vài chục chiến sĩ bị thương được đưa lên tàu "Kayuga" của Canada. Tất cả đã được bác sĩ Joseph Cair phẫu thuật và nhanh chóng bình phục. Một ca phẫu thuật đặc biệt khó là lấy viên đạn từ vùng ngực đã được đưa lên báo ở Canada. Điều đó gây ra scandal lớn. Hóa ra bác sĩ Cair nhập ngũ và quân đội Canada với tên của người khác, thực tế anh ta là người Mỹ Ferdinand Demara. Nhưng điều ngạc nhiên là anh ta không hề có gì liên quan đến ngành y tế.Người phát hiện sự việc là mẹ của người bác sĩ thật có tên như thế. Bà ấy đọc bài báo và ngay lập tức báo cảnh sát là con trai bà chưa từng đến Hàn Quốc và đang làm việc ở New-Branswike, còn người đóng giả kia thì không rõ lấy tên con trai bà với mục đích gì. Bên quân đội đã yêu cầu thuyền trưởng của tàu kiểm tra. Khi bị phát hiện, Demara kể lại với thuyền trưởng là ông có trí nhớ thị giác siêu phàm và có khả năng nhớ đoạn văn bản dài và trước mỗi ca phẫu thuật ông đọc sách về phẫu thuật. Còn tên Cair thì ông lấy vì trước đây có quen người này. Câu chuyện này kết thúc tốt đẹp đối với Demara. Thuyền trưởng "Kayuga" đã không kết tội ông để tránh ảnh hưởng đến hình ảnh quân đội, và cuối cùng họ cho vụ việc chìm xuống. Còn “bác sĩ” được đưa về quê hương.
Demara sinh ra ở gia đình khá giả ở bang Missisipi. Nhưng đợt khủng hoảng năm 30 gia đình phá sản và chuyển đến vùng ngoại ô sinh sống. Năm 1941 Demara nhập ngũ nhưng sau 1 năm đã bỏ trốn. Sau 1 năm ông lại quyết định nhập ngũ nhưng là vào hải quân. Nhờ giấy tờ giả ông đã được nhập ngũ nhưng sau một thời gian lại bỏ trốn. Để không bị tìm kiếm ông đã đóng giả tự sát. Và nhà tâm lý Robert Linton Franch ra đời.
Demara là một người đặc biệt có trí nhớ siêu phàm, IQ cao, sự cuốn hút và quan sát tốt, dễ gần. Nhờ đó có rất nhiều bệnh nhân tìm đến ông, và họ không hề biết là vị bác sĩ này thậm chí còn không tốt nghiệp phổ thông. Ông thường xuyên củng cố kiến thức trong lĩnh vực mình đang làm nên ai cũng cho rằng ông là chuyên gia giỏi.
Theo một số nguồn tin, Demara từng giảng dậy tâm lý học ở vài trường đại học ở Pensilvania và Washington. Để có được vị trí đó ông đã làm bằng đại học giả. Nhưng sự nghiệp của nhà tâm lý học bị gián đoạn khi FBI đã tìm được manh mối từ việc 2 lần bỏ khỏi quân đội. Demara đã phải ngồi tù một năm rưỡi.
Sau khi được tự do ông quyết định trở thành bác sĩ phẫu thuật chấn thương Joseph Cair, người ông đã quen khi còn làm nhà tâm lý học. Với giấy tờ giả, Demara đến Canada, và trở thành bác sĩ trên tàu đến Hàn Quốc.
Khi Demara trở về Mỹ, ông gặp khó khăn về tài chính nên ông có ý tưởng bán câu chuyện về bác sĩ phẫu thuật mạo danh cho tạp chí Life. Bài báo với ảnh Demara trong tạp chí nổi tiếng đã cho ông một khoản tiền lớn và sự nổi tiếng. Nhưng cái gì cũng có 2 mặt. Khi ông lại có bộ giấy tờ giả và làm cai ngục ở một nhà tù ở bang Texas, có đứa tù nhân nhận ra ông từ ảnh trong tạp chí, và Demara bị đuổi việc. Tuy nhiên quản lý nhà tù vẫn thấy tiếc: một nhân viên năng động, chuyện làm việc về tâm lý với các tội phạm nguy hiểm.
Demara là một người đặc biệt có trí nhớ siêu phàm, IQ cao, sự cuốn hút và quan sát tốt, dễ gần. Nhờ đó có rất nhiều bệnh nhân tìm đến ông, và họ không hề biết là vị bác sĩ này thậm chí còn không tốt nghiệp phổ thông. Ông thường xuyên củng cố kiến thức trong lĩnh vực mình đang làm nên ai cũng cho rằng ông là chuyên gia giỏi.
Theo một số nguồn tin, Demara từng giảng dậy tâm lý học ở vài trường đại học ở Pensilvania và Washington. Để có được vị trí đó ông đã làm bằng đại học giả. Nhưng sự nghiệp của nhà tâm lý học bị gián đoạn khi FBI đã tìm được manh mối từ việc 2 lần bỏ khỏi quân đội. Demara đã phải ngồi tù một năm rưỡi.
Sau khi được tự do ông quyết định trở thành bác sĩ phẫu thuật chấn thương Joseph Cair, người ông đã quen khi còn làm nhà tâm lý học. Với giấy tờ giả, Demara đến Canada, và trở thành bác sĩ trên tàu đến Hàn Quốc.
Khi Demara trở về Mỹ, ông gặp khó khăn về tài chính nên ông có ý tưởng bán câu chuyện về bác sĩ phẫu thuật mạo danh cho tạp chí Life. Bài báo với ảnh Demara trong tạp chí nổi tiếng đã cho ông một khoản tiền lớn và sự nổi tiếng. Nhưng cái gì cũng có 2 mặt. Khi ông lại có bộ giấy tờ giả và làm cai ngục ở một nhà tù ở bang Texas, có đứa tù nhân nhận ra ông từ ảnh trong tạp chí, và Demara bị đuổi việc. Tuy nhiên quản lý nhà tù vẫn thấy tiếc: một nhân viên năng động, chuyện làm việc về tâm lý với các tội phạm nguy hiểm.
Và một lần nữa ông lại trở thành người khác. Với tên Martin Godgart ông giảng dạy ở bang Man. Thật kinh ngạc, Demara dạy tiếng Anh và Pháp, chỉ đạo nhóm tình nguyện và quản lý trường tôn giáo. Ông luôn được mọi người quý mến. Nhưng rồi sự nổi tiếng về giả mạo của ông cũng đã đến đó. Rất may cho ông là ông không bị kiện, các phụ huynh đồng ý cho ông rời khỏi nơi đó.
Đầu năm 60 ông từng xin được việc tư vấn viên ở nhà tạm trú cho người vô gia cư lớn nhất Los Angeles - Union Rescue Mission. Tấm bằng thật đầu tiên và cuối cùng ông được nhận năm 1967 ông tốt nghiệp một trường đại học tôn giáo ở Portland bang Oregon, và trở thành linh mục của nhà thờ rửa tội. Cuối những năm 70 ông là linh mục trong bệnh viện Good Samaritan Hospital ở Annaheim, California. Nhưng ở đây ông cũng không thoát khỏi quá khứ và ông lại bị đuổi việc. Năm 1960 Robert Crichton đã ra mắt cuốn sách "Kẻ mạo danh vĩ đại" (The Great Impostor by Robert Crichton). Crichton, đã từng gặp gỡ nhân vật của mình và đã ghi lại được cuộc nói chuyện: «Mỗi lần tôi trở thành người mới thì một phần thật của tôi đã chết đi». Nhưng ông nhấn mạnh là mọi lần ông đều thành công vì xuất hiện đúng nơi đúng lúc.
Demara qua đời vì bệnh tim năm 1982 ở tuổi 60, khi vẫn đang là linh mục. "Kẻ mạo danh vĩ đại" đã có vị trí riêng trong thế giới của những kẻ lừa đảo. Ông đã phạm tội nhiều lần, nhưng khác với tất cả các "đồng nghiệp" là ông không có mục tiêu làm giàu, chiếm đoạt tài sản của người khác Người Mỹ này dường như theo đuổi mục đích làm rối tung khái niệm về lừa đảo của pháp luật. Chính vì vậy trong giới lừa đảo người ta xếp Demara ở vị trí thứ 1!
(Sưu tầm)
"Catch me if you can" chỉ mới lột tả được một phần nhỏ các phi vụ của tay này... |
Al Capone (ở giữa) cũng phải bái phục cái "lieu" và cái "duyên" của tay này! |
Demara làm cho người đời phải khâm phục và kinh ngạc... |
1 Nhận xét
They can ask for a variety of documents to do that, however typically, utility bills, passports, and driver’s licenses are the most common documents that you just may need to supply. Like all bonuses, the Big Spin Casino welcome bonus comes with a variety of T&Cs that you just need to 온라인카지노 be aware of|to concentrate on|to concentrate to}. There’s nothing in our listing that might alarm us and the terms are normal for essentially the most part. Once your account has been created, you’re in a position to} refer an unlimited variety of associates. Your account will have to be in an “active state” which means at least of|no much less than} one wager per calendar month. Once you’ve entered BIGSPIN200, press ‘create my account’ to sign up|to enroll} and qualify for the bonus.
Trả lờiXóa