GIÁO DỤC TRONG GIA ĐÌNH
Anh bạn tôi hay cười khoe: "Thật là sung sướng khi có một đứa không bao giờ phán xét mình" khi anh nói về con trai. Tôi cũng có thể nói như thế về con gái mình, nàng chẳng bao giờ phán xét tôi điều gì cả. Để làm được điều đó, trước tiên, người làm cha mẹ phải học cách không phán xét, chỉ trích con mình, người trong gia đình và người ngoài.
Để có thể không phán xét chỉ trích mà vẫn dạy bảo, truyền thông điệp, tôi thường biến những lời chỉ trích thành trò đùa, câu nhạo vui vẻ. Và tôi thấy cách này luôn làm cho con trẻ cũng như người lớn dễ dàng tiếp nhận và thay đổi hơn.
Nhà tôi đông anh em, mẹ vất vả nuôi chồng bệnh nặng, con nhỏ. Trăm thứ việc dồn lên bà nên bà thường cáu gắt. Lại thêm do tuổi thơ của bà chịu nhiều tổn thương, hành hạ về thể xác trong cách nuôi dạy nên mẹ thường đánh và chỉ trích, phán xét con cái một cách vô thức để giữ nghiêm các giá trị nền tảng gia đình. Nhiều nhà như vậy, không chỉ riêng nhà tôi, bố mẹ ngoài chuyện đánh đập còn thường xuyên chỉ trích, phán xét con cái. Đó là vòng lặp bệnh lý.
Hồi nhỏ, tôi biết thân biết phận lắm, làm cho xong việc nhà một cách hoàn hảo rồi mới thẻ thọt xin đi chơi. Nhưng cứ mỗi lần xin đi chơi thì liền gặp bài ca: "Suốt ngày đòi đi chơi. Đi đâu? Nhìn con cái nhà người ta kìa, Chúng nó vừa học giỏi lại còn biết làm việc nhà chứ có đi chơi la cà phá làng phá xóm như con nhà này đâu. Ở nhà." Xong. Trẻ con mà, đôi khi mẹ dặn làm việc này việc nọ nhưng mình quên, thế là mẹ lặp đi lặp lại bài ca than vãn: "Con với chả cái không biết nghe lời, biết thế đẻ quả trứng ăn còn hơn. Sao mà tôi khổ thế. Nhà người ta đẻ con được nhờ, nhà này vô phúc nên con cái lười biếng, ham chơi, chả được cái tích sự gì.." Làm gì mà đổ vỡ thì y rằng bị mắng: "Cái thứ hậu đậu, tay chân vụng về. Con nhà người ta làm ăn nhanh nhẹn, giỏi giang, con nhà mình thì đụng đâu hỏng đấy. Làm gì cũng sờ như sẩm sờ. Lớn rồi làm gì mà ăn?" Giờ nhớ lại vui. Anh chị em tôi hay nhắc lại để trêu bà và bà cũng đã chăm nuôi dạy cháu theo cách khác, không chỉ trích phán xét như xưa nữa. Nhưng hồi nhỏ, bọn chúng tôi bị những chỉ trích, phán xét ấy thường xuyên, không thể tránh những tổn thương. Nếu không nhận ra, chúng tôi sẽ lặp lại điều đó với con cái của mình.
Trong xã hội mình, nhiều thế hệ bị tổn thương vì cách giáo dục trong gia đình, không chỉ riêng tôi. Rất ít người có thể thoát khỏi vòng lặp bệnh lý để hành xử khác đi. Nói chuyện với nhiều người để tìm hiểu, có người nhận ra bản thân có thói quen phán xét, chỉ trích người khác và cố gắng tập dần để bỏ. Nhưng cũng nhiều người không nhận ra hoặc nhận ra nhưng chưa chịu sửa nên đã và đang lặp lại điều đó với vợ chồng con cái.
Chúng ta không một người nào muốn bị phán xét, chỉ trích. Khi nhận những lời phán xét, chỉ trích dù đúng hay sai chúng ta đều không hề có cảm giác dễ chịu. Cơ chế phản vệ ngay lập tức được bật lên làm chúng ta phản ứng lại.
Với trẻ con, sự phản ứng có thể là khóc, dỗi, im lặng, rúc vào một góc, sợ hãi, cảm thấy không được yêu thương. Với trẻ tuổi mới lớn ương ương thì chúng cãi hỗn, cố tình làm điều ngược lại lời dạy, tìm mọi cách tiêu cực nhất để chống đối, cảm thấy bị ghét bỏ, trầm cảm, xa lánh.
Với người lớn trong gia đình thì sự phản ứng là ghim vào lòng, tìm điểm xấu của đối phương để chỉ trích, phán xét ngược, không cảm thấy hài lòng với bất cứ điều gì người khác nói và làm, tìm cách xúc phạm nhau, trút lên con cái. Cảm thấy nặng nề, không còn ham muốn yêu đương, không còn cái nhìn thông cảm chia sẻ yêu thương. Toàn thân và tinh thần lúc nào cũng mỏi mệt, căng thẳng vì đối phó. Những lời chỉ trích, phán xét tưởng đâu nhẹ bẫng nhưng nó chính là thứ giết chết niềm vui, hạnh phúc của một gia đình âm thầm và mạnh nhất.
Toàn bộ những điều trên đều không do cố tình, cố ý. Người ta làm điều đó trong vô thức, trong cái vòng lặp bệnh lý, do bản thân họ đã chịu những tổn thương và tập nhiễm cách thức chỉ trích, phán xét y như vậy từ cha mẹ họ. Đến đây, ta có thể thấy điều này mang tính nguy hại như thế nào. Vấn đề là sửa làm sao?
Xây dựng một mối quan hệ bạn bè, yêu đương, hôn nhân, nuôi dạy con cái là điều không hề dễ dàng. Nhưng chúng ta thường phá hỏng mọi thứ vì những di chứng tổn thương tâm lý. Để thoát được tổn thương, điều đầu tiên phải làm là nhìn nhận bản thân có tổn thương, nguyên nhân. Trong trường hợp này, những tổn thương này thường do cha mẹ chúng ta tạo ra. Chúng ta phải thẳng thắn thừa nhận điều này bởi nếu chúng ta sợ thừa nhận thì mình thành bất hiếu thì chúng ta sẽ không bao giờ thay đổi được. Thừa nhận không phải để oán trách, thừa nhận để biết mình đã bị tập nhiễm những gì và biết cần phải thay đổi cho chính mình và gia đình.
Con gái tôi thích nuôi chó. Ngày trước nhà ở phố, tôi không muốn nuôi vì không đủ điều kiện cho chó chơi đùa, vệ sinh. Nàng năn nỉ không được thì tự đem về. Nhưng nàng chẳng chăm mấy. Tôi phải là người dọn cứt đái, tắm táp và chơi với chúng. Có lần, nàng tha thằng Gấu đi tắm, hỏi ra mới biết bạn nàng muốn hai đứa dắt chó đi dạo nên nàng tắm chó. Tôi cười lớn, trêu: "P. con thiệt là quá đáng lắm lắm, lợi dụng cả con chó à cơ!" Nàng bẻn lẽn, tiếp nhận lời mắng dạy đó một cách vui vẻ. Sau, nàng tìm hiểu và biết yêu thương chó mèo một cách đúng đắn hơn chứ không coi chúng là vật nuôi để lợi dụng cho bất kỳ mục đích gì.
Khi mới lớn, khuyến khích mãi nàng mới chịu đọc sách. Nàng chê sách của mẹ mua dày quá, nhiều chữ quá. Nàng mua sách của Tony buổi sáng, của một số cây viết trẻ viết theo thể loại ngôn tình đem về bảo mẹ đọc đi đọc đi rồi hỏi hay hông hay hông. Tôi cười tủm tỉm bảo, "Ừ ừ, cũng thú vị. P. biết không, ở phương Tây, khi một người khách đến nhà người khác ăn cơm mà chủ nhà nấu dở, lại hỏi món ăn có ngon không, thì người ta trả lời là ' ờ ờ, món này cũng thú vị.' He he.." Nàng sau đó ít lâu viết một stt: "Phải mất một thời gian rất lâu để mọc được một cái cây để người ta đốn xuống làm giấy. Các bạn viết văn trước khi viết điều gì thì hãy nghĩ đến điều đó để viết điều đáng viết, có ý nghĩa cho đời, để khỏi tội nghiệp phí hoài công sức của cái cây." Giờ nàng đọc triết với sách nghiên cứu, văn học nước ngoài không à.
Con người không ai không mắc sai lầm trong cuộc sống, qua những sai lầm, con người mới có trải nghiệm, mới học hỏi, mới trưởng thành hơn. Là người bên cạnh người mắc sai lầm, nếu ta chỉ trích, phán xét cho dù ta nhân danh tình yêu thương thì cũng sẽ chỉ làm mọi việc tồi tệ hơn, không giải quyết được vấn đề. Ta không mong muốn người khác phán xét, chỉ trích mình thì ta đừng làm điều đó với người khác. Hãy học cách nói nhẹ nhàng và có chút hài hước để châm biếm những sai lầm của người khác, của chính mình, ta sẽ thấy mọi sự nhẹ tênh và đơn giản.
Đừng cố giữ hình tượng nghiêm khắc vô nghĩa bởi nó không làm con cái, gia đình yêu thương bạn hơn. Chỉ có tình yêu thương, sự cảm thông với cái sai của người khác, sự vui vẻ mới làm con người xích lại gần nhau và yêu nhau.
Tg: Nga Thi Bich Nguyen
Hãy biến những phán xét, chỉ trích thành chuyện đùa
Anh bạn tôi hay cười khoe: "Thật là sung sướng khi có một đứa không bao giờ phán xét mình" khi anh nói về con trai. Tôi cũng có thể nói như thế về con gái mình, nàng chẳng bao giờ phán xét tôi điều gì cả. Để làm được điều đó, trước tiên, người làm cha mẹ phải học cách không phán xét, chỉ trích con mình, người trong gia đình và người ngoài.
Để có thể không phán xét chỉ trích mà vẫn dạy bảo, truyền thông điệp, tôi thường biến những lời chỉ trích thành trò đùa, câu nhạo vui vẻ. Và tôi thấy cách này luôn làm cho con trẻ cũng như người lớn dễ dàng tiếp nhận và thay đổi hơn.
Nhà tôi đông anh em, mẹ vất vả nuôi chồng bệnh nặng, con nhỏ. Trăm thứ việc dồn lên bà nên bà thường cáu gắt. Lại thêm do tuổi thơ của bà chịu nhiều tổn thương, hành hạ về thể xác trong cách nuôi dạy nên mẹ thường đánh và chỉ trích, phán xét con cái một cách vô thức để giữ nghiêm các giá trị nền tảng gia đình. Nhiều nhà như vậy, không chỉ riêng nhà tôi, bố mẹ ngoài chuyện đánh đập còn thường xuyên chỉ trích, phán xét con cái. Đó là vòng lặp bệnh lý.
Hồi nhỏ, tôi biết thân biết phận lắm, làm cho xong việc nhà một cách hoàn hảo rồi mới thẻ thọt xin đi chơi. Nhưng cứ mỗi lần xin đi chơi thì liền gặp bài ca: "Suốt ngày đòi đi chơi. Đi đâu? Nhìn con cái nhà người ta kìa, Chúng nó vừa học giỏi lại còn biết làm việc nhà chứ có đi chơi la cà phá làng phá xóm như con nhà này đâu. Ở nhà." Xong. Trẻ con mà, đôi khi mẹ dặn làm việc này việc nọ nhưng mình quên, thế là mẹ lặp đi lặp lại bài ca than vãn: "Con với chả cái không biết nghe lời, biết thế đẻ quả trứng ăn còn hơn. Sao mà tôi khổ thế. Nhà người ta đẻ con được nhờ, nhà này vô phúc nên con cái lười biếng, ham chơi, chả được cái tích sự gì.." Làm gì mà đổ vỡ thì y rằng bị mắng: "Cái thứ hậu đậu, tay chân vụng về. Con nhà người ta làm ăn nhanh nhẹn, giỏi giang, con nhà mình thì đụng đâu hỏng đấy. Làm gì cũng sờ như sẩm sờ. Lớn rồi làm gì mà ăn?" Giờ nhớ lại vui. Anh chị em tôi hay nhắc lại để trêu bà và bà cũng đã chăm nuôi dạy cháu theo cách khác, không chỉ trích phán xét như xưa nữa. Nhưng hồi nhỏ, bọn chúng tôi bị những chỉ trích, phán xét ấy thường xuyên, không thể tránh những tổn thương. Nếu không nhận ra, chúng tôi sẽ lặp lại điều đó với con cái của mình.
Trong xã hội mình, nhiều thế hệ bị tổn thương vì cách giáo dục trong gia đình, không chỉ riêng tôi. Rất ít người có thể thoát khỏi vòng lặp bệnh lý để hành xử khác đi. Nói chuyện với nhiều người để tìm hiểu, có người nhận ra bản thân có thói quen phán xét, chỉ trích người khác và cố gắng tập dần để bỏ. Nhưng cũng nhiều người không nhận ra hoặc nhận ra nhưng chưa chịu sửa nên đã và đang lặp lại điều đó với vợ chồng con cái.
Chúng ta không một người nào muốn bị phán xét, chỉ trích. Khi nhận những lời phán xét, chỉ trích dù đúng hay sai chúng ta đều không hề có cảm giác dễ chịu. Cơ chế phản vệ ngay lập tức được bật lên làm chúng ta phản ứng lại.
Với trẻ con, sự phản ứng có thể là khóc, dỗi, im lặng, rúc vào một góc, sợ hãi, cảm thấy không được yêu thương. Với trẻ tuổi mới lớn ương ương thì chúng cãi hỗn, cố tình làm điều ngược lại lời dạy, tìm mọi cách tiêu cực nhất để chống đối, cảm thấy bị ghét bỏ, trầm cảm, xa lánh.
Với người lớn trong gia đình thì sự phản ứng là ghim vào lòng, tìm điểm xấu của đối phương để chỉ trích, phán xét ngược, không cảm thấy hài lòng với bất cứ điều gì người khác nói và làm, tìm cách xúc phạm nhau, trút lên con cái. Cảm thấy nặng nề, không còn ham muốn yêu đương, không còn cái nhìn thông cảm chia sẻ yêu thương. Toàn thân và tinh thần lúc nào cũng mỏi mệt, căng thẳng vì đối phó. Những lời chỉ trích, phán xét tưởng đâu nhẹ bẫng nhưng nó chính là thứ giết chết niềm vui, hạnh phúc của một gia đình âm thầm và mạnh nhất.
Toàn bộ những điều trên đều không do cố tình, cố ý. Người ta làm điều đó trong vô thức, trong cái vòng lặp bệnh lý, do bản thân họ đã chịu những tổn thương và tập nhiễm cách thức chỉ trích, phán xét y như vậy từ cha mẹ họ. Đến đây, ta có thể thấy điều này mang tính nguy hại như thế nào. Vấn đề là sửa làm sao?
Xây dựng một mối quan hệ bạn bè, yêu đương, hôn nhân, nuôi dạy con cái là điều không hề dễ dàng. Nhưng chúng ta thường phá hỏng mọi thứ vì những di chứng tổn thương tâm lý. Để thoát được tổn thương, điều đầu tiên phải làm là nhìn nhận bản thân có tổn thương, nguyên nhân. Trong trường hợp này, những tổn thương này thường do cha mẹ chúng ta tạo ra. Chúng ta phải thẳng thắn thừa nhận điều này bởi nếu chúng ta sợ thừa nhận thì mình thành bất hiếu thì chúng ta sẽ không bao giờ thay đổi được. Thừa nhận không phải để oán trách, thừa nhận để biết mình đã bị tập nhiễm những gì và biết cần phải thay đổi cho chính mình và gia đình.
Con gái tôi thích nuôi chó. Ngày trước nhà ở phố, tôi không muốn nuôi vì không đủ điều kiện cho chó chơi đùa, vệ sinh. Nàng năn nỉ không được thì tự đem về. Nhưng nàng chẳng chăm mấy. Tôi phải là người dọn cứt đái, tắm táp và chơi với chúng. Có lần, nàng tha thằng Gấu đi tắm, hỏi ra mới biết bạn nàng muốn hai đứa dắt chó đi dạo nên nàng tắm chó. Tôi cười lớn, trêu: "P. con thiệt là quá đáng lắm lắm, lợi dụng cả con chó à cơ!" Nàng bẻn lẽn, tiếp nhận lời mắng dạy đó một cách vui vẻ. Sau, nàng tìm hiểu và biết yêu thương chó mèo một cách đúng đắn hơn chứ không coi chúng là vật nuôi để lợi dụng cho bất kỳ mục đích gì.
Khi mới lớn, khuyến khích mãi nàng mới chịu đọc sách. Nàng chê sách của mẹ mua dày quá, nhiều chữ quá. Nàng mua sách của Tony buổi sáng, của một số cây viết trẻ viết theo thể loại ngôn tình đem về bảo mẹ đọc đi đọc đi rồi hỏi hay hông hay hông. Tôi cười tủm tỉm bảo, "Ừ ừ, cũng thú vị. P. biết không, ở phương Tây, khi một người khách đến nhà người khác ăn cơm mà chủ nhà nấu dở, lại hỏi món ăn có ngon không, thì người ta trả lời là ' ờ ờ, món này cũng thú vị.' He he.." Nàng sau đó ít lâu viết một stt: "Phải mất một thời gian rất lâu để mọc được một cái cây để người ta đốn xuống làm giấy. Các bạn viết văn trước khi viết điều gì thì hãy nghĩ đến điều đó để viết điều đáng viết, có ý nghĩa cho đời, để khỏi tội nghiệp phí hoài công sức của cái cây." Giờ nàng đọc triết với sách nghiên cứu, văn học nước ngoài không à.
Con người không ai không mắc sai lầm trong cuộc sống, qua những sai lầm, con người mới có trải nghiệm, mới học hỏi, mới trưởng thành hơn. Là người bên cạnh người mắc sai lầm, nếu ta chỉ trích, phán xét cho dù ta nhân danh tình yêu thương thì cũng sẽ chỉ làm mọi việc tồi tệ hơn, không giải quyết được vấn đề. Ta không mong muốn người khác phán xét, chỉ trích mình thì ta đừng làm điều đó với người khác. Hãy học cách nói nhẹ nhàng và có chút hài hước để châm biếm những sai lầm của người khác, của chính mình, ta sẽ thấy mọi sự nhẹ tênh và đơn giản.
Đừng cố giữ hình tượng nghiêm khắc vô nghĩa bởi nó không làm con cái, gia đình yêu thương bạn hơn. Chỉ có tình yêu thương, sự cảm thông với cái sai của người khác, sự vui vẻ mới làm con người xích lại gần nhau và yêu nhau.
Tg: Nga Thi Bich Nguyen
0 Nhận xét